• Theo các chuyên gia môi trường, dù muộn, dù chậm nhưng nhà máy đốt rác hiện đại đang là niềm hy vọng của câu chuyện xử lý rác.

    Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện nay, việc xử lý chất thải của thành phố chủ yếu là bằng cách chôn lấp. Một phần chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt (không thu hồi năng lượng), sản xuất phân bón và tái chế nhưng tỷ lệ xử lý còn thấp. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom, vận chuyển năm 2018 là 3.077.382 tấn, trung bình hơn 9.213 tấn/ngày, tăng 4,19% so với năm 2017 và dự kiến tăng 10% mỗi năm.

    xử lý chất thải bằng phương pháp đốt

    Trong số đó, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý dưới dạng chôn lấp là hơn 2,2 triệu tấn chiếm 72,52% trên tổng khối lượng chất thải năm 2018. Cụ thể, chôn lấp tại Khu Đa Phước hơn 2 triệu tấn, trung bình hơn 6.000 tấn/ngày; chôn lấp tại Khu Tây Bắc là 207.716 tấn, trung bình 621 tấn/ngày; tái chế tại Công ty cổ phần Vietstar là 444.541 tấn, trung bình 1.331 tấn/ngày; tái chế Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa là 401.937 tấn, trung bình 1.203 tấn/ngày.

    Mặc dù, các bãi chôn lấp tại thành phố là hợp vệ sinh, tuy nhiên, công nghệ chôn lấp chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố giai đoạn trước đây và còn nhiều bất cập, trong đó hạn chế lớn nhất là tồn tại mùi hôi trong một số thời điểm. Trước thực trạng đó, TP.HCM đã bàn bạc, thống nhất cần phải tiến hành chuyển đổi công nghệ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp nhà máy, đổi mới công nghệ xử lý tại các nhà máy hiện hữu sang công nghệ đốt phát điện, hướng đến năm 2020, tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa là 50%, đến năm 2025 tối đa là 20%...

    Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã phối hợp với các sở ngành hỗ trợ (khu xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi) khởi công xây dựng hai nhà máy đốt rác phát điện. Kế đến, Công ty cũng khởi công nhà máy đốt rác phát điện với công suất đốt 2.000 tấn rác/ngày, cũng được xây dựng tại huyện Củ Chi. Sau khi hoàn thành, dự kiến, mỗi ngày, 3 nhà máy này sẽ xử lý khoảng 8.000 tấn rác đốt phát điện tại TP.HCM.

    xử lý chất thải bằng phương pháp đốt

    xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt

    Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi này đem lại một số lợi ích về mặt công nghệ như thu hồi điện năng từ rác, một phần điện phục vụ cho nhà máy và phần còn lại hòa vào mạng lưới điện quốc gia; có thể thu hồi được các sản phẩm tái chế như gạch không nung, vật liệu xây dựng. Lợi ích của dự án là giảm lượng chất thải chôn lấp, qua đó giảm diện tích đất chôn lấp; tạo năng lượng xanh; giảm phát thải khí nhà kính... Tại nhiều quốc gia trên thế giới, rác thải thực sự là một tài nguyên chứ không hề là gánh nặng cho ngân sách như Thụy Điển với 52% lượng rác thải được đốt để sản xuất nhiệt, điện; 47% được tái chế và chỉ 1% rác thải phải chôn lấp.

    Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, vấn đề này được sự chỉ đạo sát sao của  UBND TP.HCM và nỗ lực của các sở ngành cũng như chủ đầu tư. Việc khởi công xây dựng nhà máy mới áp dụng công nghệ chuyển hóa rác thành điện năng là việc làm hết sức thiết thực trong giai đoạn hiện nay, mang ý nghĩa lớn, giải quyết nhu cầu cấp thiết xử lý chất thải rắn của TP.HCM trong tương lai. Để thu hút nhà đầu tư, TP.HCM sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ về đất đai; giá mua/bán điện; thuế; nguồn vốn.

    Theo các chuyên gia môi trường, dù muộn, dù chậm nhưng nhà máy đốt rác hiện đại đang là niềm hy vọng của câu chuyện xử lý rác.


    votre commentaire
  • Nếu thích, tôi có thể biến nguồn nước thải từ chuồng lợn thành nước pha trà...

    Học chuyên ngành Chăn nuôi - thú y, trực tiếp đầu tư trang trại lợn nái nhiều năm, ông Trần Công Việt, Chủ tịch UBND xã Việt Ngọc (Tân Yên, Bắc Giang), đam mê nghiên cứu tài liệu nước ngoài về xử lý chất thải chăn nuôi và biến phụ phẩm chăn nuôi thành năng lượng, dinh dưỡng cây trồng.

    Ông Trần Công Việt có một “kho” tư liệu về chăn nuôi lợn công nghiệp

    Trang trại lợn giống của ông Trần Công Việt tọa lạc trên một khu đồi khá rộng và nằm khá gần nhà dân. Có thời điểm, quy mô chăn nuôi của trang trại này lên tới 300 lợn nái, thế nhưng, sự tác động tiêu cực đến môi trường dường như không diễn ra. Để làm được điều đó, ông Việt đã đầu tư để triệt tiêu mọi nguồn phụ phẩm chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường (bao gồm phân và nước thải).

    Phương pháp ' xử lý chất thải chăn nuôi... uống được

    Do đặc thù phân lợn nái khá khô, bởi vậy ông Việt thuê lao động hót phân, sau đó phơi, đóng bao tải bán cho các đơn vị sản xuất phân hữu cơ để trồng rau, quả sạch. Lượng nước thải rửa chuồng lần lượt chảy qua 4 hầm biogas (dung tích mỗi hầm 50m3) được bố trí theo đường ziczac.

    Sau đó, nước thải tiếp tục được chảy xuống một hầm biogas “khủng” phủ bạt phía trên có dung tích 3.000m3. Quá trình nước thải được xử lý nhiều lần trong môi trường yếm khí tại 5 hầm biogas nối tiếp nhau đã giúp vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ dư thừa trong phân để sinh ra khí gas.

    Tiếp đến, dòng nước sau hầm biogas sẽ chảy lần lượt qua hai bể lắng (thể tích 300m3, được phủ bạt đen ngăn thấm nước dưới đáy và xung quanh) và bể sinh học (thể tích 300m3, đáy bể không láng bê tông, phủ bạt ở tầng đáy mà để nguyên bùn đất để sinh ra vi sinh vật thẩm thấu, sử dụng chất thải).

    Sau đó nước lại được đổ vào lần lượt 4 bể lọc đặc biệt nối tiếp nhau. Mỗi bể lọc có thể tích khoảng 2m3 được đổ đặc vỏ trấu. Dòng nước ngấm qua kẽ các vỏ trấu từ bể lọc thứ nhất, thông qua lỗ hổng dưới đáy tràn sang bể lọc thứ hai, rồi tràn từ bể lọc thứ hai xuống bể lọc thứ 3, thứ 4 theo hình ziczac.

    Sau bước xử lý này, nước thải chăn nuôi không còn cặn bã và chất gây ô nhiễm môi trường, hoàn toàn có thể cho đổ ra hồ lớn nuôi cá (trong địa giới của trang trại) sau đó mới đổ ra môi trường, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về nước thải.

    Phương pháp ' xử lý chất thải chăn nuôi... uống được

    Ông Việt cho biết: “Phương pháp lọc nước thải chuồng trại bằng vỏ trấu có hiệu quả đặc biệt so với các phương thức lọc nước khác, bởi khe vỏ trấu khá thoáng, rất phù hợp để lọc cặn bã nước thải từ chuồng trại. Mặt khác, nó có độ bền tốt, khoảng 4 - 5 tháng mới thay vỏ trấu một lần với chi phí rất thấp. Nguồn trấu của bể lọc được bón cho cây trồng giúp cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và năng suất cao và tuyệt đối an toàn với môi trường”.

    Lượng khí gas còn lại sinh ra từ hầm biogas, ông Việt cho đốt hết để không lây lan nguồn khí gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, bã phân lợn ngưng đọng trong các hầm biogas được ông Việt định kỳ hút lên và tưới cho vườn cây ăn quả của gia đình, hiệu quả kinh tế rất cao”

    Vị chủ tịch xã đam mê chăn nuôi cũng khẳng định: “Nếu thích, tôi có thể biến nguồn nước thải từ chuồng lợn thành nước pha trà. Cụ thể, nước sau khi xử lý sau 4 bể lọc bằng trấu, có thể đi qua một bể lọc nữa sử dụng than hoạt tính thì sẽ trở thành nước sạch có thể uống được mà không gây hại cho con người”.

    Trong những năm qua, Việt Ngọc là địa phương khá phát triển chăn nuôi. Kèm với đó, áp lực môi trường không hề nhỏ. Nhiều trang trại lớn sử dụng các bể lọc để tách bã phân và nước thải, sau đó phơi khô và bán cho các vùng chăn nuôi. Nguồn nước thải sau khi xử lý qua hầm biogas và lắng lọc qua các bể lắng, bể sinh học được chủ trang trại chia sẻ cho các hộ trồng trọt tưới cho cây trồng đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư.

     


    votre commentaire